0799 10 8989

Cẩm nang kiến thức về ISO 22000 – An toàn thực phẩm

Cẩm nang kiến thức về ISO 22000 – An toàn thực phẩm

Tìm hiểu về chứng chỉ ISO 22000 và giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Trước khi tìm hiểu nên lựa chọn đăng ký để đạt giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hay chứng chỉ ISO 22000, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái quát về 2 loại giấy chứng nhận này qua nội dung được chia sẻ tiếp sau đây.

Chứng chỉ ISO 22000 về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Chứng chỉ ISO 22000, hay giấy chứng nhận ISO 22000 được xem như là một bằng chứng có độ tin cậy cao. Được dùng để một doanh nghiệp chứng minh rằng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) của mình là phù hợp với các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn ISO 22000.

Trong đó, tiêu chuẩn ISO 22000:2018 về quản lý an toàn thực phẩm là một tiêu chuẩn quốc tế được thiết kế dành riêng cho FSMS. Phiên bản mới nhất ISO 22000:2018 đặt ra các nguyên tắc, yêu cầu cơ bản mang tính chất định hướng. Đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đáp ứng đầy đủ để đảm bảo thực phẩm khi sử dụng là an toàn đối với người tiêu dùng.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được coi là một trong các loại giấy tờ bắt buộc đối với các doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động sản xuất các sản phẩm thực phẩm và/hoặc kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Việt Nam. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được cấp bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước như Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn hoặc Bộ Công thương.

Theo đó, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được sử dụng để xác nhận một doanh nghiệp/ cơ sở cụ thể đã đạt đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của Nhà nước. Là bằng chứng thể hiện sự cam kết của doanh nghiệp đối với việc cung cấp các sản phẩm/ dịch vụ về thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh và không gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Có chứng chỉ ISO 22000 sẽ được miễn Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

Có thể thấy được, cả chứng chỉ ISO 22000 và giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đều nhằm mục đích để doanh nghiệp chứng minh khả năng cung ứng thực phẩm đảm bảo an toàn và vệ sinh. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn không biết nên lựa chọn đăng ký để được cấp loại giấy chứng nhận nào.

Thực tế, tại Việt Nam, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm mang tính chất bắt buộc. Trong khi đó việc đạt được chứng chỉ ISO 22000 hoàn toàn là một hoạt động tự nguyện.

Tuy nhiên, khoản K trong điều 12 thuộc Nghị định 15/2018/NĐ-CP có nêu ra rằng: Các doanh nghiệp nếu sở hữu một trong các loại chứng chỉ về an toàn vệ sinh thực phẩm còn hiệu lực. Trong đó bao gồm chứng chỉ ISO 22000 thì không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nói cách khác, chứng chỉ ISO 22000 hoàn toàn tương đương và có thể thay thế cho giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp nếu đăng ký cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thì không nhất thiết phải đăng ký chứng nhận ISO 22000 và ngược lại.

Có nên đăng ký chứng chỉ ISO 22000 thay cho giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm không?

Mặc dù doanh nghiệp có thể lựa chọn đăng ký chứng chỉ ISO 22000 hoặc giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đều được. Nhưng nếu như doanh nghiệp muốn đưa ra sản phẩm của mình ra ngoài quốc tế thì chứng chỉ ISO 22000 lại cho thấy nhiều lợi ích và thuận lợi hơn.

Bởi chứng nhận ISO 22000 có giá trị quốc tế, được công nhận và thừa nhận bởi nhiều quốc gia trên thế giới. Do đó, nếu như doanh nghiệp sở hữu chứng nhận ISO 22000 thì cũng có nhiều cơ hội tiến vào các thị trường mới ở nước ngoài và được khách hàng tại thị trường đó dễ dàng chấp nhận hơn.

Không chỉ vậy, chứng nhận ISO 22000 còn đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích thiết thực như:

  •  Nâng cao hiệu quả quản lý FSMS qua việc kiểm soát toàn diện mọi quy trình từ nguyên liệu đầu vào tới thành phẩm cuối cùng và cải tiến không ngừng.
  • Dễ dàng phát hiện các cơ hội cùng rủi ro về an toàn thực phẩm để có hành động phù hợp.
  • Tăng doanh thu, lợi nhuận do đảm bảo sản phẩm/ dịch vụ của mình là an toàn và chất lượng.
  • Hạn chế tình trạng khiếu nại, đổi trả hàng, thậm chí là kiện cáo từ khách hàng và các bên liên quan.
  • Là cơ sở, bằng chứng đáng tin cậy để giải quyết khi có các tranh chấp, phàn nàn, khiếu nại về an toàn vệ sinh thực phẩm xảy ra.
  • Nâng cao hình ảnh thương hiệu, củng cố uy tín, niềm tin của khách hàng, đối tác và các bên liên quan đối với doanh nghiệp.

  • Là lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần và củng cố vị thế trên thị trường.
  • Tối ưu năng suất, giảm thiểu các chi phí về quản lý, vận hành FSMS.
  • Có thể dễ dàng tích hợp với nhiều hệ thống quản lý ISO khác như ISO 9001, ISO 14001…
  • Có thể kết hợp với nhiều tiêu chuẩn khác về quản lý an toàn thực phẩm như FSSC 22000, HACCP, VietGAP/GlobalGAP, IFS, BRC, SQF…

Trình tự, thủ tục xin cấp chứng chỉ ISO 22000

Để được cấp chứng chỉ ISO 22000, doanh nghiệp cần phải bắt tay vào xây dựng và vận hành một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm một cách ổn định và nhất quán. Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, doanh nghiệp có thể tham khảo những bước sẽ được trình bày cụ thể dưới đây:

Bước 1: Tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 22000 và xác định phạm vi áp dụng

Trước tiên, người lãnh đạo cần phải tìm hiểu về ISO 22000. Bao gồm việc xác định ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của tiêu chuẩn này đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Liệu việc áp dụng ISO 22000 có là một vấn đề cấp thiết hay không? Đồng thời, lãnh đạo phải nắm rõ các yêu cầu, nội dung của ISO 22000 là gì, doanh nghiệp mình có thể vận dụng như thế nào để đạt được hiệu quả.

Để làm được điều này, doanh nghiệp có thể tự đào tạo nhận thức về tiêu chuẩn ISO 22000 bên trong nội bộ doanh nghiệp. Hoặc có thể tìm đến các nguồn lực bên ngoài như các chuyên gia hoặc các tổ chức tư vấn.

Bước 2: Lập nhóm ISO 22000 để quản lý FMSM

Để áp dụng ISO 22000 vào doanh nghiệp một cách có hiệu lực thì bao giờ cũng cần có người lãnh đạo cùng một đội nhóm chịu trách nhiệm quản lý, điều phối công việc và kiểm soát toàn bộ FSMS. Các thành viên của nhóm ISO 22000 cần phải là những cán bộ có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm cùng kiến thức chuyên môn phù hợp.

Bước 3: Thiết lập kế hoạch ISO 22000

Việc thiết lập một kế hoạch ISO 22000 cần phải căn cứ trên bối cảnh thực tế của doanh nghiệp. Cụ thể doanh nghiệp cần phải phân tích thực tế công tác quản lý an toàn thực phẩm đã và đang làm được những gì, hiệu quả ra sao hay thiếu sót ở chỗ nào.

Đồng thời, đánh giá mức độ đáp ứng của các hoạt động quản lý này so với các yêu cầu trong ISO 22000. Đây chính là cơ sở để doanh nghiệp có thể lập kế hoạch ISO 22000 sao cho phù hợp, đảm bảo FSMS được vận hành và kiểm soát toàn diện về mọi mặt để đạt được hiệu quả tối ưu.

Bước 4: Đào tạo và phổ biến về ISO 22000 tới toàn bộ nhân viên tham gia vào FSMS của doanh nghiệp.

Để kế hoạch ISO 22000 được triển khai hiệu quả thì vai trò của đội ngũ cán bộ, công nhân viên đặc biệt quan trọng. Do đó, doanh nghiệp cần phải thực hiện đào tạo và phổ biến cho những đối tượng này về ISO 22000 cũng như kế hoạch triển khai cụ thể.

Đồng thời, doanh nghiệp cần phân bổ công việc cho các cá nhân/ phòng ban cụ thể. Xác định rõ các trách nhiệm, quyền hạn cùng nhiệm vụ của các đối tượng này với từng quy trình cụ thể trong FSMS.

Bước 5: Xây dựng hệ thống tài liệu ISO 22000

Doanh nghiệp cần xây dựng những hồ sơ, tài liệu cần thiết để đảm bảo FSMS được vận hành có hiệu lực, đáp ứng được các yêu cầu của ISO 22000  và cho hiệu quả như mong đợi. Một số tài liệu cơ bản cần có khi áp dụng ISO 22000 bao gồm:

  • Chính sách về an toàn thực phẩm
  • Các mục tiêu của doanh nghiệp về an toàn thực phẩm
  • Các quy trình từ vận hành, quản lý tới kiểm soát, đánh giá và cải tiến để đạt được các mục tiêu đã đặt ra.
  • Các hồ sơ khác theo yêu cầu của ISO 22000.

Tùy thuộc vào tính chất sản phẩm và dây chuyền sản xuất cụ thể,  doanh nghiệp có thể điều chỉnh và thiết lập các hồ sơ, tài liệu sao cho phù hợp. Đảm bảo tính hiệu lực của FSMS khi vận hành.

Bước 6: Triển khai FSMS theo kế hoạch ISO 22000 đã thiết lập

Doanh nghiệp bắt đầu triển khai các quy trình trong FSMS theo kế hoạch đã đặt ra. Trong quá trình vận hành, doanh nghiệp cần phải theo dõi sát sao, đảm bảo hạn chế tối đa các rủi ro hay sai sót nào ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm.

Mặt khác, doanh nghiệp phải thiết lập các thủ tục giám sát, đánh giá FSMS trong nội bộ doanh nghiệp. Bao gồm tần suất thực hiện, các hạng mục cần kiểm tra, phương thức đánh giá, các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá.

Kết quả của các cuộc đánh giá cần phải được ghi chép lại rõ ràng. Bởi đây là cơ sở để doanh nghiệp có những hành động khắc phục cụ thể và thực hiện cải tiến khi cần thiết.

Bước 7: Đăng ký đánh giá chứng nhận ISO 22000

Sau khi FSMS đã được đưa vào vận hành một cách có hiệu lực, ổn định và nhất quán, doanh nghiệp có thể đăng ký với các tổ chức chứng nhận độc lập thuộc bên thứ 3 để được đánh giá và cấp chứng chỉ ISO 22000.

Bước 8: Đánh giá FSMS theo tiêu chuẩn ISO 22000

Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá, so sánh thực tế triển khai FSMS của doanh nghiệp so với các tiêu chuẩn trong ISO 22000. Từ đó, đưa ra kết luận về sự phù hợp và cấp giấy chứng nhận ISO 22000 cho doanh nghiệp.

Bước 9: Duy trì FSMS sau khi đạt chứng nhận ISO 22000

Doanh nghiệp cần tiếp tục duy trì việc vận hành FSMS và áp dụng ISO 22000 trong hệ thống. Điều này không chỉ để đảm bảo hiệu lực của giấy chứng nhận mà còn để không ngừng cải tiến, nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Trên đây là những thông tin về chứng chỉ ISO 22000 và giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mà doanh nghiệp cần nắm rõ và tránh nhầm lẫn giữa hai loại chứng nhận này.

Nguồn: Sưu tầm

Share this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *