Chứng nhận ISO 9001:2015

Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định TTP là đơn vị được Bộ Khoa Học Công Nghệ cấp phép hoạt động thực hiện đánh giá chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 theo Quyết định số 1313/TĐC-HCHQ

 

  1. ISO 9001 LÀ GÌ?
  2. 1. ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý Chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO)ban hành, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Việc áp dụng và được chứng nhận theo ISO 9001:2015 đối với một doanh nghiệp đảm bảo đơn vị đó có Hệ thống quản lý tốt về Chất lượng sản phẩm, dịch vụ và có khả năng cung cấp một cách ổn định các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu.

 

  1. Tiêu chuẩn HTQLCL theo ISO 9001:2015 cung cấp khuôn khổ đầy đủ cho một Hệ thống quản lý Chất lượng, bao gồm:
  • Cam kết và triển khai Chính sách Chất lượng,
  • Phân tích bối cảnh tổ chức, các rủi ro và cơ hội, và phát triển các biện pháp kiểm soát nhằm đáp ứng yêu cầu khách hàng, nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý, và cải tiến liên tục,
  • Kiểm soát Chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong suốt các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
  • Phòng ngừa các rủi ro về chất lượng thông qua kiểm soát các hoạt động nghiên cứu phát triển, hoạch định sản xuất và cung cấp dịch vụ, chăm sóc khách hàng, mua hàng và kiểm tra, thử nghiệm,
  • Kiểm soát các sản phẩm/đầu ra không phù hợp và thực hiện hành động khắc phục,
  • Hoạch định trách nhiệm, quyền hạn, cơ cấu và đảm bảo năng lực nhân sự, năng lực của hệ thống thiết bị, cơ sở hạ tầng và môi trường cần thiết quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ,
  • Trao đổi thông tin, kiểm soát tài liệu và hồ sơ, đánh giá nội bộ và xem xét hệ thống quản lý.
  1. 3. Cùng với quá trình thực hiện các cam kết theo lộ trình hội nhập quốc tế, đặc biệt là:
  • Hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế Asean và các hiệp định thương mại tự do khác, việc cam kết cùng với khả năng đảm bảo và cải tiến chất lượng sản phẩm theo ISO 9001:2015 trở thành điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp tăng cường năng lực cạnh tranh về năng suất và chất lượng.
  • ISO 9001 do Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO ban hành từ năm 1987 và đã trải qua 4 lần soát xét và hoàn thiện từ Phiên bản ISO 9000 năm 1987; ISO 9001:1994; ISO 9001:2000; ISO 9001:2008; và ISO 9001:2015.

 

  1. TỔ CHỨC NÀO CÓ THỂ ÁP DỤNG ISO 9001

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh không phân biệt quy mô.

 

III. LỢI ÍCH ÁP DỤNG ISO 9001

  • Một doanh nghiệp áp dụng Hệ thống quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 sẽ cung cấp niềm tin rằng đơn vị đó có Hệ thống quản lý tốt về Chất lượng sản phẩm, dịch vụ và có khả năng cung cấp một cách ổn định các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu.
  • Việc được chứng nhận theo ISO 9001:2015 cũng tạo điều kiện điều kiện vượt qua các rào cản kỹ thuật và dễ dàng cho tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu hay việc xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới. Bên cạnh đó, việc áp dụng ISO 9001:2015 còn mang lại nhiều lợi ích khác như:
  • Tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý Chất lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp,
  • Giảm tối đa các nguy cơ và các chi phí giải quyết các vụ bồi thường sự cố Chất lượng, các khoản phạt vi phạm pháp luật về Chất lượng,
  • Tăng cường uy tín, sự tin cậy, hài lòng, tin tưởng của khách hàng và bên quan tâm đối với sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của doanh nghiệp,
  • Cải thiện hiệu quả tài chính của doanh nghiệp thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giảm sai lỗi, lãng phí,
  • Tạo khuôn khổ nền tảng cho việc triển khai và tích hợp các Hệ thống quản lý khác như quản lý môi trường, An toàn sức khỏe nghề nghiệp, Quản lý năng lượng, An toàn thực phẩm, …

 

  1. QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN

–   Bước 1: Đăng ký chứng nhận ISO 9001:2015

Doanh nghiệp khai báo các thông tin theo yêu cầu của Tổ chức chứng nhận ISO 9001 để đăng ký chứng nhận

  • Bước 2: Xem xét hợp đồng & Chuẩn bị đánh giá

Doanh nghiệp ký kết hợp đồng xác nhận việc đồng ý đánh giá chứng nhận ISO 9001 với tổ chức chứng nhận và chuẩn bị cho đánh giá chính thức

  • Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1

Đánh giá tài liệu, hồ sơ hiện trường để xác định sự sẵn sàng của hệ thống quản lý chất lượng;

  • Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2

Đánh giá tại hiện trường toàn bộ các yếu tố theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001;

  • Bước 5: Thẩm xét hồ sơ, tài liệu, quy trình ISO 9001

Tổ chức chứng nhận thẩm xét hồ sơ, tài liệu, quy trình liên quan tới việc xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 của doanh nghiệp

  • Bước 6: Hành động khắc phục

Doanh nghiệp phải tiến hành hành động khắc phục trong thời gian quy định và báo cáo lại cho Tổ chức chứng nhận ISO để sửa chữa những điểm chưa tuân thủ (nếu có).

  • Bước 7: Cấp chứng chỉ ISO 9001

Tổ chức chứng nhận cấp chứng chỉ ISO 9001 có hiệu lực trong vòng 03 (ba) năm cho doanh nghiệp sau khi kiểm tra chắc chắn rằng doanh nghiệp đã hoàn thành các khắc phục theo yêu cầu

  • Bước 8: Đánh giá giám sát định kỳ

Doanh nghiệp trải qua 2 cuộc đánh giá giám sát định kỳ trong 3 năm (12 tháng/lần) để duy trì hiệu lực của chứng nhận ISO 9001, đánh giá giám sát định kỳ nhằm đảm bảo hệ thống quản lý tiếp tục được duy trì và cải tiến hiệu lực và hiệu quả;

  • Bước 9: Tái chứng nhận ISO 9001

Đánh giá tái chứng nhận sau 03 năm để xác nhận sự phù hợp và hiệu lực, hiệu quả của hệ thống ISO 9001, quy trình tái đánh giá chứng nhận lặp lại tương tự như các bước trên.

 

Mọi thắc mắc hoặc yêu cầu về dịch vụ đánh giá chứng nhận hệ thống, Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 024 3225 2618, Hotline 0799 10 8989 hoặc emai về địa chỉ ttp@ttpcert.com.vn để được hỗ trợ và tư vấn dịch vụ.

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *