Giám định Thương Mại

***MỤC ĐÍCH:

Dịch vụ giám định thương mại phục vụ các mục đích sau:

– Phục vụ việc tính thuế nhập khẩu (các thiết bị thuộc cùng một dây chuyền sản xuất đồng bộ nhập theo dự án thì sẽ được miễn thuế);

– Đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong quá trình xuất nhập khẩu thiết bị, máy móc.

 

***ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH:

Các thiết bị, máy móc trong dây chuyền sản xuất, hệ thống thiết bị máy móc đồng bộ, dây chuyền sản xuất, tổ hợp thiết bị xuất / nhập khẩu phục vụ các dự án công nghiệp.

  • Giám định số lượng, chất lượng, tình trạng hàng hóa;
  • Giám định chủng loại;
  • Giám định xuất xứ hàng hóa;
  • Giám định tính đồng bộ;
  • Giám định tính chuyên dùng, phạm vi sử dụng…

***CÁC BƯỚC THỦ TỤC GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA NHẬP KHẨU:

Bước 1: Nghiên cứu giấy tờ pháp lý

Trước khi thực hiện vụ giám định, giám định viên phải nghiên cứu các giấy tờ cần thiết để nắm được :

  • Giấy yêu cầu: Nội dunggi đầy đủ thông tin, nội dung yêu cầu của khách hàng
  • Số lượng, khối lượng hàng hóa bị tổn thất
  • Các tính chất hàng hóa có liên quan đến nguyên nhân tổn thất trực tiếp
  • Văn bản mô tả tình trạng kỹ thuật của bao bì và hàng hóa (nếu có)
  • Địa điểm, ngày, giờ hẹn giám định.
  • Giấy tờ kèm theo: đúng, đủ và đồng bộ phù hợp với tài sản cần giám định.

Bước 2: Khảo sát, kiểm tra thực tế

  • Tới địa điểm giám định và lấy mẫu:
  • Lấy mẫu và dụng cụ đựng mẫu.
  • Đo đạc, kiểm đếm, chụp ảnh tư liệu lưu giữ hồ sơ …
  • Kiểm tra, so sánh chi tiết thông tin của hàng hóá trên hồ sơ và thực tế;
  • Xác định số lượng, khối lượng thiệt hại, tình trạng chất lượng tại thời điểm kiểm tra, xác định tính chất, mức độ, tình trạng kỹ thuật theo đặc thù của từng loại tài sản, hàng hóa cần giám định; lập biên bản mô tả, chụp ảnh, ghi hình các đặc điểm chung – riêng thể hiện chất lượng của tài sản.

Bước 3: Phân tích

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn chuyên ngành về quản lý xác định chất lượng hàng hóá, tài sản, Giám định viên phải đối chiếu giữa thực tế, hồ sơ pháp lý, hồ sơ kỹ thuật và các văn bản chuyên ngành để xác định chất lượng còn lại của tài sản, lập báo cáo giám định theo các nội dung cơ bản:

  • Đặc điểm pháp lý.
  • Đặc điểm kỹ thuật.
  • Điều kiện bảo quản.
  • Tình trạng bao bì, nhãn mác …
  • Điều kiện vận hành, chạy thử;
  • Các đặc điểm kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng của tài sản, hàng hoá,….

Bước 4: Ban hành kết quả giám định

Lập Chứng thư giám định, báo cáo kết quả giám định gửi cho khách hàng.

Bước 5: Nghiệm thu, thanh lý hợp đồng giám định, lưu hồ sơ giám định Hồ sơ pháp lý có liên quan tới hoạt động giám định tài sản, hàng hoa gồm:

  • Vận tải đơn; Phiếu đóng gói hàng hóa.
  • Biên bản hàng hóa hư hỏng đổ vỡ do tàu gây nên (nếu có); Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (nếu có).
  • Hợp đồng mua bán; Catalog, tài liệu hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất; sơ đồ thiết kế, đặc tính vật liệu
  • Giấy chứng nhận phẩm chất.
  • Hóa đơn thương mại; Hợp đồng bảo hiểm; Hợp đồng nguyên tắc bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biến.
  • Phiếu chi mua bảo hiểm; Hóa đơn thu phí bảo hiểm; Thông báo thu phí bảo hiểm; Thông báo tổn thất mất mát.
  • Biên bản giám định hiện trường.
  • Giấy chứng nhận giám định ; Chứng thư giám định về số lượng và tình trạng; Chứng thư giám định về khối lượng hàng hóa.
  • Biên bản lấy mẫu hàng hóa; Phiếu kết quả thử nghiệm.
  • Bảng tính giá trị hàng bị tổn thất và hư còn thu hồi được và chi phí sản xuất phát sinh.
  • Kết quả dỡ hàng khỏi container.
  • Khiếu nại bồi thường tổn thất.
  • Giấy ủy quyền.

TTP cam kết cung cấp dịch vụ uy tín, chất lượng, nhanh chóng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *