Giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng

Trong quá trình phát triển, hội nhập và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, lượng máy móc, thiết bị được nhập khẩu vào nước ta ngày càng lớn và có nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Các nhà nhập khẩu, các nhà đầu tư và người sử dụng luôn muốn máy móc, thiết bị nhập về phải phù hợp với Hợp đồng thương mại về số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách, xuất xứ, tính đồng bộ,… Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần những kết quả kiểm tra chính xác, khách quan để phục vụ các mục đích quảng cáo như: áp thuế, thông quan xuất nhập khẩu, thanh lý, quyết toán các công trình đầu tư, tránh gian lận thương mại…

Giám định máy móc thiết bị là sử dụng những phương pháp và trang thiết bị đo lường để đánh giá sự phù hợp của máy móc, thiết bị được kiểm tra so với chứng từ nhập khẩu như Phiếu đóng gói (P/L), Hóa đơn (Invoice) hoặc Hợp đồng cung cấp thết bị, tài liệu kỹ thuật, bản vẽ thiết kế, chế tạo.

MỤC ĐÍCH:

Việc kiểm tra/giám định thực trạng hàng hóa máy móc thiết bị nhập khẩu có một ý nghĩa rất quan trọng, mang lại lợi ích thiết thực cho người mua, người bán, người sử dụng cũng như các bên liên quan (ví dụ như Nhà thầu, người vận tải, Công ty bảo hiểm) khi giải quyết các tranh chấp thương mại xảy ra. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý của Nhà nước cũng cần những kết quả kiểm tra chính xác, khách quan để phục vụ các mục đích quản lý như: áp thuế, thông quan xuất nhập khẩu, thanh lý quyết toán các công trình đầu tư, chống gian lận thương mại…TTP cung cấp dịch vụ giám định thiết bị máy móc sẽ giúp giám định độc lập, trung lập nhằm giải quyết các vấn đề trên

ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH:

Máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, bao gồm cả linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng có mã số HS thuộc Chương 84 và Chương 85 quy định tại danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

  • Giám định số lượng, chất lượng, tình trạng hàng hóa;
  • Giám định chủng loại;
  • Giám định xuất xứ hàng hóa;
  • Giám định tính đồng bộ;
  • Giám định tính chuyên dùng, phạm vi sử dụng…

CƠ SỞ PHÁP LÝ:

Quyết định Số 18/2019/QĐ-TTg ngày 19 tháng 04 năm 2019 và Quyết định số 28/2022/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2022 của Thủ tướng chính phủ về việc Quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. 

\

CÁC BƯỚC THỦ TỤC GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA NHẬP KHẨU:

  • Bước 1: Tiến hành hoàn thành các thủ tục đăng ký giám định máy móc cũ với đơn vị theo mẫu đăng ký giám định BM-QT-10-02-01. Sau đó, đơn vị giám định sẽ tiếp nhận, kiểm tra mẫu đăng ký và hồ sơ của lô hàng đính kèm (bộ hồ sơ chuẩn sẽ bao gồm: Sales ContactCommercial InvoiceBill of LadingPacking Listvà Certificate of Original – C/O,…)
  • Bước 2: Sau khi đã kiểm tra mẫu đăng ký và hồ sơ lô hàng xong, đơn vị giám định sẽ tiến hành cấp số giám định cũng như gửi mẫu đăng ký về cho doanh nghiệp để tiến hành làm các thủ tục mở tờ khai Hải Quan.
  • Bước 3: Đơn vị giám định sẽ lên kế hoạch và tiến hành kiểm tra hàng hóa máy móc cũ trên thực tế, theo đúng quy trình giám định máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. Tất cả phải đảm bảo tính khách quan, trung thực và hiệu quả.
  • Bước 4: Căn cứ theo kết quả kiểm tra thực tế đối với hàng hóa máy móc cũ và đối chiếu với bộ hồ sơ mà doanh nghiệp cung cấp, đơn vị giám định sẽ đánh giá hàng hóa có phù hợp với những tiêu chí mà Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg và Quyết định số 28/2022/QĐ-TTg đã quy định hay không. Sau khi đã tổng hợp kết quả, đơn vị giám định sẽ công bố Chứng thư giám định để đánh giá mức độ phù hợp của hàng hóa, so với những tiêu chí trong Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg và Quyết định số 28/2022/QĐ-TTg đã quy định.
  • Bước 5:Đơn vị giám định sẽ thông báo kết quả giám định và sẽ gửi Chứng thư giám định về cho doanh nghiệp để tiến hành hoàn tất các bước thủ tục Hải Quan, theo đúng quy định

TTP cam kết cung cấp dịch vụ uy tín, chất lượng, nhanh chóng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *