Chứng nhận sản phẩm dệt may theo QCVN 01:2017/BCT

  1. TẠI SAO PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY SẢN PHẨM DỆT MAY?

Ngày 23 tháng 10 năm 2017 Bộ Công Thương ban hành QCVN 01:2017/BCT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may” kèm theo Thông tư số 21/2017/TT-BCT.

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm dệt may trước khi đưa ra thị trường Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức cá nhân khác có liên quan.

 

  1. LỢI ÍCH CHỨNG NHẬN HỢP QUY
  • Là căn cứ để chứng minh chất lượng sản phẩm luôn được kiểm soát trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
  • Giúp Doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, từ đó thu hút khách hàng và dễ dàng đạt được niềm tin từ đối tác, nhà phân phối, các bên quan tâm khác.

 

  1. PHƯƠNG THỨC CHỨNG NHẬN

Theo quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về phương thức đánh giá chứng nhận và Thông tư 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 về sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN, việc đánh giá chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may được thực hiện theo Phương thức 5 và Phương thức 7. Cụ thể:

►   Đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước:

Phương thức 5 – Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất

Giấy chứng nhận có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày được cấp và được đánh giá giám sát định kỳ hàng năm (không quá 12 tháng mỗi lần).

►   Đối với sản phẩm vật liệu nhập khẩu:

Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

Lưu ý: Giấy chứng nhận hợp quy đánh giá sản phẩm theo Phương thức 7 chỉ có giá trị đối với lô hàng hóa được chứng nhận

 

  1. QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY SẢN PHẨM TẠI TTP
  • Bước 1: Quý khách hàng thực hiện đăng ký chứng nhận với TTP
  • Bước 2: Xem xét hồ sơ đăng ký và sắp xếp lịch đánh giá tại trụ sở công ty, địa chỉ sản xuất của khách hàng
  • Bước 3: Tiến hành đánh giá và lấy mẫu thử nghiệm.
  • Bước 4: Thẩm xét hồ sơ
  • Bước 5: Thực hiện hành động khắc phục (nếu có)
  • Bước 6: Cấp giấy chứng nhận
  • Bước 7: Đánh giá giám sát định kỳ hàng năm
  • Bước 8: Tái chứng nhận

 

  1. LÝ DO LỰA CHỌN DỊCH VỤ CHỨNG NHẬN HỢP QUY CỦA TTP

Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định TTP rất vinh dự là một trong những tổ chức đã được Bộ Công Thương chỉ định về hoạt động chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may theo QCVN 01:2017/BCT, xem chi tiết.

Khi thực hiện đánh giá chứng nhận hợp quy sản phẩm tại Công ty TTP, Quý khách hàng sẽ nhận được rất nhiều lợi ích bao gồm:

 

  • Chi phí hợp lý với quy mô và đặc điểm của từng doanh nghiệp
  • Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trải dài từ Bắc vào Nam, có thể hỗ trợ thủ tục pháp lý kịp thời, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí.
  • Tư vấn, hỗ trợ một cách chuyên nghiệp và tận tâm, luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi từ khách hàng và đảm bảo các nhu cầu của khách hàng theo đúng quy định của pháp luật.
  • Thủ tục nhanh gọn, chuyên nghiệp, đảm bảo đúng tiến độ cho doanh nghiệp.

 

Mọi thắc mắc hoặc yêu cầu về dịch vụ đánh giá chứng nhận hợp quy sản phẩm, Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 024 3225 2618, Hotline 0799 10 8989 hoặc email về địa chỉ ttp@ttpcert.com.vn để được hỗ trợ và tư vấn dịch vụ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *